메인메뉴 바로가기본문으로 바로가기

Features

2023 WINTER

CÔNG NGHỆ - GIÁ TRỊ VÌ CON NGƯỜI

Lĩnh vực văn hóa nghệ thuật hiện nay đang phản ứng rất nhanh nhạy với công nghệ. Các nội dung kỹ thuật số giúp hiện thực hóa trí tưởng tượng của con người, mang lại nguồn cảm xúc và những điều bất ngờ. Trong bối cảnh ấy, các công ty Hàn Quốc với sự phát triển hệ sinh thái nội dung văn hóa nghệ thuật dựa trên năng lực công nghệ vượt trội đang thu hút nhiều sự quan tâm, chú ý.
1_버시스_메타뮤직 시스템(1).png

Nền tảng âm nhạc Meta của Verses
Hệ thống âm nhạc Meta của công ty khởi nghiệp công nghệ âm nhạc Verses là một ứng dụng di động được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, cho phép người nghe nhạc điều chỉnh câm nhạc của nhạc sĩ theo sở thích của họ trong không gian vũ trụ ảo. Ứng dụng nhận được Giải thưởng Sáng tạo CES 2023 (CES 2023 Best of Innovation Award) này đã thay đổi mô hình nghe nhạc theo phương hướng tương tác và cho phép người nghe điều chỉnh và tương tác âm nhạc của các nhạc sĩ.


Nhờ sức mạnh của sự phát triển công nghệ, kỹ thuật số giờ đây đã trở thành trung tâm của tất cả các quá trình từ ươm mầm, sáng tạo đến tiêu thụ các nội dung văn hóa nghệ thuật. Một nội dung nào đó có trở thành xu hướng chủ đạo hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng một trong những yêu cầu quan trọng nhất là làm thế nào để tiếp cận được công chúng. Điều phát triển đáng chú ý nhất trong những năm gần đây là khái niệm về không gian. Phần lớn nội dung văn hóa và nghệ thuật đã chuyển sân khấu sang thế giới kỹ thuật số, và cảng trở nên cao độ hóa hơn trong đời sống thường nhật “không đối mặt” từ đại dịch COVID-19. Trung tâm của bước chuyển ấy là các thiết bị di động và vũ trụ ảo.

Thế giới ảo

2_제페토_현대차(5).png

Hình đại diện của người dùng đang chụp hình kỷ niệm tại Hyundai Motorstudio, một trung tâm trải nghiệm thương hiệu được Hyundai Motor Company xây dựng tại ZEPETO vào năm 2022. Nền tảng vũ trụ ảo ZEPETO ra mắt vào tháng 8 năm 2018 dưới dạng dịch vụ cho phép người dùng giao tiếp với người khác trong không gian ảo thông qua hình đại diện của họ và trải nghiệm vui chơi, mua sắm và làm việc.
ⓒ Hyundai Motor Group

K-pop là nội dung đang thu hút sự chú ý không chỉ ở Hàn Quốc mà trên toàn thế giới hiện nay. Các sân khấu ngày càng được trang trí tinh xảo hơn khi người hâm mộ trên toàn thế giới có thể quan sát được những chuyển động dù là nhỏ nhất của các nghệ sĩ. Hơn nữa sân khấu không chỉ đơn thuần là bối cảnh của buổi biểu diễn mà còn đóng vai trò như một phương tiện để thể hiện trí tưởng tượng. Công nghệ XR (eXtends Reality, thực tế mở rộng) được ứng dụng vào các sân khấu này. XR là công nghệ tạo môi trường ảo trên nền sân khấu bằng cách lắp đặt màn hình LED cực lớn trong studio. Thông qua đó, các nghệ sĩ có thể tự do đi di chuyển đến các địa danh ở nước ngoài cũng như ngoài vũ trụ và không gian tưởng tượng trong tương lai. Khi máy quay di chuyển, phông nền cũng tự điều chỉnh theo. Điều này khiến cho người xem có cảm giác như đang thực sự ở trong không gian đó.

METALOCAT, công ty cung cấp giải pháp sản xuất nội dung nhập vai, đã thu hút sự chú ý bằng cách trang trí các sân khấu ảo cho cảm giác như thật trong các chương trình giải trí của đài MBC như Show! Music Core, The King of Mask Singer, v.v... nhờ đó mà ê-kíp sản xuất đã giảm được gánh nặng phải tạo ra nhiều dàn sân khấu mới, và kỹ thuật hình ảnh cũng trở nên táo bạo hơn.

Không gian ảo dựa trên XR đang được phát triển một cách đáng kể trong lĩnh vực sản xuất nội dung. Có một “phim trường ảo” trong Trung tâm CJ ENM Studio nằm ở Paju, tỉnh Gyeonggi-do. Studio này được trang bị màn hình LED lớn quanh tường và trần nhà, đồng thời là cơ sở có trang thiết bị tiên tiến nhất tạo ra nhiều bối cảnh cần thiết để quay video trên nền màn hình LED. Vì bối cảnh thực tế được đưa vào mà không cần quay trực tiếp taị điểm nên công nghệ này giúp giảm thời gian và chi phí sản xuất. Trên hết, sự phát triển vượt bậc về chất lượng nội dung đã làm tăng kỳ vọng về một dạng nội dung hoàn toàn khác so với trước đây.

Một xu hướng đáng chú ý khác là hiện tượng hư cấu hoá nội dung. Sử dụng đồ họa và công nghệ để tạo nên các nhân vật ảo trong phim điện ảnh và phim truyền hình đã khá quen thuộc, song sự tỉ mỉ, công phu của việc này luôn là một gánh nặng đối với các nhà sản xuất. Dexter Studios, một công ty chuyên về kỹ xảo sản xuất và lập kế hoạch nội dung, đã chứng tỏ chuyên môn công nghệ VFX của mình trong các tác phẩm như phim gốc của Netfix “Con tàu Chiến Thắng” (Space Sweepers, 2021) do Jo Sung-hee đạo diễn, “Cuộc chiến xuyên không” (Alienoid, 2022) do Choi Dong-hoon đạo diễn và “Nhiệm vụ cuối cùng”(The Moon, 2023) do Kim Yong-hwa đạo diễn. Công ty đã khẳng định được rằng cốt lõi của thể loại khoa học viễn tưởng phụ thuộc vào trí tưởng tượng, nhưng việc thể hiện ra ý tưởng đó một cách chân thực như thế nào mới chính là điều quan trọng để biến nó thành một sản phẩm văn hóa chất lượng cao.

Không thể bỏ qua việc ảo hoá nội dung văn hóa đại chúng. Xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2018, Zepeto đã phát triển ổn định như một nền tảng vũ trụ ảo. Đây là nền tảng xã hội dựa trên hình đại diện 3D do NAVER Z vận hành, cung cấp dịch vụ cho phép người dùng tạo hình đại diện thể hiện cá tính của họ trong không gian ảo và giao tiếp với người khác mà không bị giới hạn về không gian. Vì đối tượng sử dụng chính là giới trẻ ở độ tuổi 20, 30 nên các công ty trong và ngoài nước đang tích cực sử dụng không gian ảo của ZEPETO để nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Trí tuệ nhân tạo (AI) sáng tạo

3_0005.png

METALOCAT là công ty cung cấp các giải pháp sản xuất nội dung thực tế ảo, tách ra độc lập vào năm 2023 sau quá trình đào tạo một năm từ khi được lựa chọn là công ty khởi nghiệp trực thuộc đài MBC vào tháng 1 năm 2022. Bức ảnh là một cảnh trong chương trình giải trí King of Mask Singer của đài MBC mà METALOCAT tham gia sản xuất. Họ đã sử dụng phần mềm trò chơi 3D để dựng sân khấu ảo.
ⓒ Metalocat

Kể từ khi máy tính ra đời, nhiều thứ do con người tạo ra đã được chuyển đổi sang dạng kỹ thuật số. Giấy đã được chuyển sang màn hình cảm ứng và bút đã được thay thế bằng bàn phím và bút cảm ứng. Nếu như lâu nay, việc chuyển phương thức nhập thông tin analog sang kỹ thuật số đã trở nên quen thuộc, thì ngày nay, người ta còn dùng cả trí tuệ nhân tạo để thể hiện ý tưởng và sự sáng tạo. Hội họa là lĩnh vực chứng kiến nhiều sự thay đổi nhất trong cơn sốt AI tạo sinh bắt đầu từ năm ngoái. Khi đã được học về vô số tranh vẽ, mô hình học máy (Machine Learning Model) đã đạt đến trình độ mô phỏng được những kiệt tác của các nghệ sĩ nổi tiếng. Ngoài ra, nó không chỉ vẽ đẹp theo phong cách hội hoạ bạn mong muốn mà đôi khi còn tạo ra những bức ảnh chân thực đến mức không thể phân biệt được với ảnh thực tế.

Nền tảng Karlo do công ty công nghệ AI Kakao Brain ra mắt, là mô hình vẽ trí tuệ nhân tạo được tạo ra bằng công nghệ của Hàn Quốc. Dịch vụ này đang thu hút sự chú ý trên toàn thế giới bằng việc cho ra đời những tác phẩm chất lượng cao. Kakao Brain đã phát triển mô hình sáng tạo của riêng mình để tạo ra hình ảnh độc đáo của Kalman, đồng thời cũng phát triển tập dữ liệu COYO của riêng mình để đào tạo mô hình này và phát hành nó dưới dạng nguồn mở.

Nghịch lý thay, sở dĩ những bức tranh được vẽ bằng trí tuệ nhân tạo lại thu hút được sự chú ý lại là vì tính sáng tạo. Những bức tranh của Karlo vượt xa trí tưởng tượng của con người, khơi dậy sự ngưỡng mộ. Vì lý do này mà đối với các bức tranh được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo, và thậm chí là những bức tranh được công nhận là tác phẩm và được trao giải thưởng, người ta đang tranh cãi rằng liệu bản quyền của các tác phẩm ấy thuộc về nhà phát triển AI hay người dùng.

Trong khi đó, Verses là công ty cung cấp nền tảng âm nhạc tập trung vào trí tuệ nhân tạo có tên Meta Music System. Người dùng gặp gỡ các nghệ sĩ trong không gian metaverse, trò chuyện với họ và thưởng thức âm nhạc trong khi tương tác với các nghệ sĩ ấy. Đây không chỉ là công cụ để chuẩn hóa âm nhạc, mà còn là dịch vụ cho phép người dùng tham gia trực tiếp vào việc sản xuất các video ca nhạc. So với hình thái AI viết mã, soạn và phối nhạc trước đây, công cụ này là một bước tiến lớn khi tích hợp thêm khả năng cho phép người dùng tham gia và phát triển tác phẩm. Đó là việc mở rộng trọng tâm của âm nhạc từ thưởng thức đến tham gia.

 



Giá trị của công nghệ

4_CJ ENM 스튜디오 센터 버추얼 스테이지(2).png

Cảnh quay nội dung video đang được thực hiện tại phim trường ảo của CJ ENM. Tại đây, người ta đã lắp đặt một bức tường LED chính hình bầu dục có đường kính 2m, cao 7m và một bức tường hình chữ nhật dài 20m, cao 3,6m. Lợi thế lớn của trường quay là có thể triển khai nhiều hình nền khác nhau cần thiết để quay video trên màn hình LED, do đó không cần phải lặp lại công đoạn lắp đặt và tháo dỡ bối cảnh quay phim.
ⓒ CJ ENM

Mục đích cuối cùng của việc kết hợp nội dung văn hóa, nghệ thuật với công nghệ là để thể hiện khả năng sáng tạo phong phú hơn. Rào cản đối với âm nhạc biến mất nhờ âm nhạc MIDI và khi web trở nên phổ biến hóa, bất kỳ ai cũng có thể vẽ webtoon và trở thành tác giả. YouTube mang đến cho những người bình thường cơ hội được đứng trên sân khấu, còn vũ trụ ảo mang đến một không gian nơi khán giả có thể thưởng thức một cách trực tiếp mà không có một giới hạn nào.

Công nghệ có một hướng phát triển rất rõ ràng. Chúng tôi đang đi theo hướng mở rộng phạm vi sản xuất và thưởng thức để bất kỳ ai cũng có thể tham gia, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, thay vì chỉ có một số ít chuyên gia và người hâm mộ sáng tác và thưởng thức nghệ thuật. Internet được tạo ra với mục đích ban đầu là để phá bỏ sự tồn tại của các giai cấp và các rào cản. Chính vì vậy, cũng là đương nhiên khi ngành công nghiệp văn hóa, cũng như nhiều ngành khác, đi theo xu hướng này.

Ý nghĩa của văn hóa, nghệ thuật chính nằm ở việc phá bỏ ranh giới giữa người sáng tạo và người thưởng thức, giúp mọi người có cơ hội thể hiện mình một cách bình đẳng và tự do. Bởi vì suy cho cùng tất cả các tác phẩm và nội dung đều tạo ra giá trị thông qua con người. Phát triển mạnh mẽ hơn khi càng có nhiều người tiếp xúc với các tác phẩm, thấu hiểu được tâm ý của người sáng tạo và từ đó thể hiện ý tưởng ấy theo những cách khác nhau.



Choi Ho-seob - Nhà báo chuyên mục Công nghệ Thông tinDịch. Phạm Hương Giang

전체메뉴

전체메뉴 닫기